Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh

Với nhận định rằng việc ăn uống thường ngày đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cơ thể khoẻ mạnh, người Hàn tin rằng thức ăn chính là thuốc chữa bệnh tự nhiên.

Theo như trang thông tin chính thức của Hàn Quốc (Korea.net) thì kể thừ thời xa xưa, người dân xứ sở Kim chi đã tin rằng thức ăn và thuốc chữa bệnh có nguồn gốc giống nhau, và vì thế nên có tác dụng và giá trị ngang nhau. Họ tin rằng “thức ăn là thuốc chữa bệnh tốt nhất”, và rằng mọi trạng thái sức khoẻ từ sung mãn đến ốm bệnh đều liên hệ mật thiết đến thứ mình ăn và cách mình ăn chúng. Niềm tin này đã đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong quá trình phát triển ngành y dược truyền thống của người Hàn, với nguyên tắc cơ bản là: chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh.

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 1.

Và quả thật như thế, trong ẩm thực Hàn Quốc, thảo mộc có dược tính thường được tận dụng trong nhiều món ăn. Tính chữa bệnh của nhiều loại thực phẩm thường ngày cũng được xử lý tài tình. Mỗi khi người Hàn thời xưa bị ốm, họ thường sẽ dựa vào các món ăn để lấy lại sức khoẻ thay vì trực tiếp đi xem bệnh và bốc thuốc. Việc thăm khám bệnh chẳng qua là “cực chẳng đã”. Thậm chí, các y sĩ cũng sẽ “kê đơn” bằng cách món ăn hoặc các cách chữa bệnh tại nhà thay vì bốc thuốc nếu như bệnh không quá nặng.

Theo như trang NPF Food, trẻ em Hàn Quốc bị ốm sẽ thường được các bà mẹ chăm sóc bằng cách nấu cho rất nhiều món ăn có tính chữa bệnh, thậm chí một số bác sĩ người Hàn cũng cho rằng nên cho trẻ em ăn uống cải thiện để giúp bệnh khá hơn trước khi uống thuốc.

Được biết, thói quen này của người Hàn bắt đầu từ thời phong kiến mà trong đó, ẩm thực chữa bệnh được xem là một trường phái quan trọng trong ẩm thực Hàn Quốc nói chung. Có nhiều ghi chép lịch sử quan trọng về ẩm thực chữa bệnh, và một trong số đó là hệ thống những món ăn chữa bệnh trong quyển Dongguibogam (동의보감), phiên âm Hán tự là “Đông Y Bảo Kiến”, nghĩa là “quyển sách vô giá về y dược”. Quyển này được biên soạn bởi thái y Heo Jun trong thời vua Joseon ở thế kỷ 17, được xem như tài liệu quý giá về y học truyền thống Hàn Quốc và từng được cho vào Sổ lưu giữ ký ức Thế Giới (Memory of the World Register) của UNESCO vào năm 2009.

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 2.

Ẩm thực chữa bệnh Hàn Quốc cũng được nhắc đến trong quyển Dongguibogam.

Có thể nói, ẩm thực chữa bệnh là một phần quan trọng trong ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và văn hoá Hàn Quốc nói chung, và sau đây là một số ví dụ về các món ăn mang tính chữa bệnh được người Hàn xây dựng và phát triển qua hàng trăm năm:

Samgyetang (삼계탕)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 3.

Súp gà nhân sâm Samgyetang là món ăn được làm từ gà loại nhỏ được nhồi đầy bằng gạo nếp, tỏi, táo tào, hạt dẻ và nhân sâm. Thông thường, người Hàn sẽ ăn món này vào mùa hè, trong những ngày nóng nhất bởi vì món này được tin rằng có khả năng điều hoà và phân bố nhiệt độ cơ thể. Mới nghe có hơi kì lạ, bởi nhân sâm được nhiều người Hàn Quốc tin rằng có khả năng làm nóng, ấm cơ thể. Chính vì vậy mà nhiều người không hiểu vì sao lại ăn một món có khả năng làm nóng vào ngày hè. Chính người Hàn xưa cũng không giải thích được vì sao, nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng việc này là hoàn toàn hợp lý.

Joe Palca, một nhà báo khoa học từng thắng nhiều giải thưởng đã lý giải rằng: cơ thể của mỗi người đều có một hệ thống giảm nhiệt tự động khi cơ thể trở nên quá nóng. Để cơ thể biết được bản thân đang quá nóng, ta có các TRPV1 (thụ thể cảm nhận độ nóng trên đầu lưỡi) đóng vai trò báo hiệu. Vậy nên, việc đơn giản nhất để hạ nhiệt là ăn các món nóng!

Kongnamul-guk (콩나물국)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 4.

ADVERTISING

 

 

iTVC from Admicro

Súp giá đỗ là món có thể được ăn theo hai cách: một cách là thêm ít bột ớt Hàn Quốc khô, hoặc ăn không. Món canh này thường được dùng như canh giải rượu, cải thiện các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi khi say cho người lớn. Người Hàn tin rằng độ mặn cũng như các vitamin trong giá đỗ có thể giúp thanh lọc gan và bao tử. Mãi đến sau này, nhiều nhà khoa học Hàn Quốc mới tìm ra được cơ chế làm giảm nồng độ acetaldehyde (chất được phân giải từ các thức uống có cồn) trong máu của giá đỗ.

Miyeok-guk (미역국)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 5.

Súp rong biển có nước dùng làm từ thịt bò có đầy protein và rong biển (miyeok). Đây là món ăn gần như lúc nào cũng có mặt trong nhà có phụ nữ mới sinh con hoặc trong các khoa sản (đây cũng là lý do vì sao mà người Hàn thường ăn canh rong biển vào sinh nhật). Nhà khoa học về dinh dưỡng Jessica Gavin đã cho hay, rong biển giàu chất khoáng như canxi, photpho, sắt và iodine – đều là những nguồn dinh dưỡng tốt cho quá trình điều dưỡng sau sinh cũng như quá trình tạo sữa trong tuyến vú của người mẹ mới.

Jook (죽)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 6.

Cháo gần như là món ăn lúc nào cũng có mặt trong thực đơn của người bị ốm, nhất là những ca bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Người Hàn nấu Jook bằng cách ngâm gạo trong nước trong thời gian dài (khoảng vài giờ đồng hồ) rồi mới nấu lên. Jook có thể được ăn kèm với nhiều nguyên liệu khác nhau như bí ngô, bào ngư và thường được ăn vào buổi sáng.

Baesuk (배숙)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 7.

Súp lê ngâm của người Hàn là một loại trà truyền thống được làm bằng cách hấp quả lê (bae) chung với mật ong, gừng và hồ tiêu. Súp lê Baesuk thường được uống nóng để chữa các bệnh cảm cúm thông thường, đau họng hoặc ho khan. Trong đó gừng giúp làm ấm cơ thể, mật ong giúp giảm đau cổ họng và lê giúp tiêu hoá tốt hơn.

Yuja-cha (유자차)

Người Hàn khi bị ốm: chỉ dùng thuốc khi thức ăn chữa không hết bệnh - Ảnh 8.

Trà yuja là thức trà được làm từ mứt yuja (yuja là một loại quýt, còn được gọi là yuzu). Yuja có vị pha giữa chanh, cam và bưởi, mứt yuja (yuja-cheong) vừa đắng vừa ngọt. Trà yuja thường được người Hàn uống vào mùa đông để giữ ấm cơ thể, hoặc khi bị cảm lạnh bởi vì yuja được tin rằng là nguồn vitamin C dồi dào.

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan