Với nền kinh tế mở cửa như hiện nay, ước muốn được đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Và để thực hiện được ước muốn đó, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm đó chính là hiểu rõ các thủ tục, giấy tờ cần cho việc giao thương, xuất nhập. Trong số những loại giấy tờ cần để tiến hành giao thương, thì giấy ghép CFS là loại giấy không thể thiếu cho bất kỳ hàng hóa xuất nhập nào.
Nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện, CTY TNHH LYT VIETNAM gửi đến quý độc giả một bài viết đầy đủ nhất về loại giấy chứng nhận này.
CFS LÀ GÌ?
CFS – Giấy chứng nhận lưu hành tự do (viết tắt của từ Certificate Of Free Sale) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Theo quyết định số 10/2010/ QĐ -TTG của Thủ tướng Chính phủ Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS. CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.
VAI TRÒ CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN CFS TRONG XUẤT NHẬP KHẨU?
Trước thực trạng người tiêu dùng có xu hướng ngày càng khắt khe hơn về giấy tờ kiểm định, độ an toàn của sản phẩm, thì việc các sản phẩm được chứng nhận lưu hành tự do từ các cơ quan có thẩm quyền là sự khẳng định tốt nhất cho sự uy tín của thương hiệu, dễ dàng tạo niềm tin với khách hàng, đối tác từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh và tự tin phát triển doanh nghiệp bền vững.
- Vai trò của CFS đối với các nước nhập khẩu sản phẩm
CFS được coi là công cụ để kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, tăng độ tin cậy cho sản phẩm đó. Vì đơn giản, khi sản phẩm có CFS thì tức là sản phẩm đó đã thông qua những phương thức đánh giá kiểm tra của các cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và điều kiện để được sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.
- Vai trò của CFS với các sản phẩm xuất khẩu
Sự canh tranh hàng hoá đến từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới gây sức ép không nhỏ cho các sản phẩm của Việt Nam khi muốn nhập khẩu vào một nước khác đặc biệt là các nước có quy định nghiêm ngặt về chất lượng hàng hoá như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia…khiến các sản phẩm không được cấp CFS của các doanh nghiệp Việt Nam không được phép buôn bán tại các nước này mặc dù có chất lượng tốt, giá cả phải chăng và nhiều ưu đãi khác.
- Vai trò của CFS với các doanh nghiệp sản xuất
Khi sở hữu cho mình giấy chứng nhận CFS, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước sở tại, không bị mất nhiều thời gian cũng như những chi phí không đáng có khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào thị trường có yêu cầu CFS.
NHỮNG SẢN PHẨM NÀO CẦN CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN CFS?
CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với một số thực phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia, hương liệu thực phẩm…
ĐIỀU KIỆN CẤP CFS
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước muốn xuất khẩu chỉ được cấp CFS khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu
- Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CFS ĐÁNG LƯU TÂM
- Khi xuất – nhập nhiều lô hàng cùng một lúc, cơ quản quản lý sẽ có những quy định cụ thể về việc cấp CFS cho trường hợp như thế này
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá vào một quốc gia thì giấy chứng nhận CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định
- Nếu CFS được cấp hoặc hàng hoá nhập khẩu bị nghi ngờ về tính xác thực thì cơ quan có thẩm quyền có thể gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh đến cơ quan đã cấp CFS cho doanh nghiệp/ sản phẩm đó.
THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA CFS?
Thời hạn CFS là 02 năm kể từ ngày được cấp. Sau thời gian trên doanh nghiệp cần thực hiện xin cấp lại CFS.
Trên đây là một số vấn đề xoay quanh CFS – Giấy đăng ký lưu hành tự do sản phẩm. Việc hiểu đúng bản chất lẫn quy định mới nhất sẽ giúp việc xin giấy CFS được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, để đơn giản hóa điều đó, nếu bạn không thực sự am hiểu chuyên sâu về các thủ tục pháp lý liên quan, bạn nên tìm một đơn vị uy tín trong lĩnh vực này để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
LYT VIETNAM sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn, với tác phong chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm sẽ đem đến sự hài lòng trọn vẹn nhất cho bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://congbohopquy.com/vn/
Hotline: 093 810 6456
Địa chỉ: Số 14 đường 2A, KDC 6B Intresco, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM