Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ?

Có những món ăn bình thường, cứ vào tay người Nhật là đều sẽ có một phiên bản phồng phồng “lắc lư” độc đáo.

Có một sự thật là nhiều món ăn trên thế giới nổi tiếng gắn liền với nước Nhật mà có nguồn gốc từ nước khác, trong đó có các món với sự “phồng rộm” mà ở bản gốc không hề có. Khi người phương Tây gọi tên các món ăn này, hầu như họ đều sẽ thêm vào từ “fluffy (phồng)” ở phía trước. Chỉ với đặc điểm này, các món ăn được người Nhật tái tạo lại gần như áp đảo luôn cả “chính chủ”, ví dụ như những món sau:

Fluffy Pancake

 

Pancake vốn là một món ăn sáng kiểu Mỹ rất kinh điển, nhưng sang đến Nhật Bản, những chiếc bánh lại trở nên “đẫy đà” hơn hẳn, và dày hơn bánh pancake kiểu Mỹ đến vài centimet. Món này được gọi là fluffy pancake. Có nhiều cách để làm fluffy pancake kiểu Nhật, nhưng phần lớn là do kỹ thuật đánh lòng trắng trứng đến bông lên rồi mới trộn vào hỗn hợp, đồng thời sử dụng khuôn khiến bánh giữ được dạng đứng.

Pancake soufflé

Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 2.
Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 2.

Nếu như pancake kiểu Nhật đã tròn trịa và đẫy đà hơn bản gốc thì soufflé pancake của Nhật Bản đã đưa sự “phồng” lên tầm cao mới. Người ta thường nhầm hai món này với nhau, nhưng trang Tasty đã làm rõ bằng cách cho ra hai công thức riêng biệt. Fluffy pancake chỉ dừng ở mức dày hơn pancake bình thường, nhưng soufflé pancake thì khác. Khi tưởng tượng món pancake này, hãy nghĩ đến những đám mây, những chiếc kẹo bông gòn hay chiếc gối lông vũ mềm mại. Chiếc bánh này vừa phồng vừa có kết cấu tơi, mềm đến khó tin như vậy. Bên trong không đặc như pancake khác, nhờ vào lòng trắng trứng được đánh đến chín như meringue (một món bánh bằng lòng trứng trắng và đường). Soufflé pancake không có dạng đứng như fluffy pancake mà nằm bẹp xuống, trông mềm như bông gòn và được làm chín ở nhiệt độ cao hơn.

Omurice

Omurice là cơm cuộn trứng. Ban đầu phần trứng chiên được làm dẹt và mỏng như một tấm chăn bọc quanh cơm, tuy nhiên, không biết là do niềm đam mê với những món ăn phồng phồng hay sao, mà người ta lại nghĩ ra phiên bản omurice phồng. Ấy là, lại đánh lòng trứng cho bông lên rồi đem chiên và cho cơm vào giữa. Cơm Omurice phồng có ưu điểm là không bị khô, bên trong có bọt khí nhiều nên không đặc mà phồng phồng trông dễ thương. Món này được cho là kết hợp giữa omelete phồng kiểu Pháp và Omurice kiểu Nhật.

Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 3.
Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 3.

Cheesecake

Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 4.
Tại sao người Nhật lại thích làm những món ăn phồng phồng mềm mềm thế nhỉ? - Ảnh 4.

Cheesecake Nhật Bản, hay còn biết đến cái tên là Cotton cheesecake – “bánh phô mai bông gòn” vì một lý do hết sức hiển nhiên: phồng. Cheesecake Nhật Bản là cả một câu chuyện dài về sự sáng tạo của người Nhật, và từng có thời làm mưa làm gió trên khắp thế giới, khi mà Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác cũng bắt đầu đua nhau “bắt trend” với những chiếc bánh bông lan “lắc lư” một cách diệu kỳ. Ngày xưa, nhắc tới cheesecake thì ta chỉ biết đến cheesecake của các nước phương Tây, là loại cheesecake nướng đặc và có vỏ bánh giòn bên ngoài. Cheesecake của Nhật Bản lại là một sáng tạo gần như “không liên quan” gì đến bản gốc, và cũng thể hiện được sự yêu thích các món phồng phồng dễ thương.

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan