Đờn ca tài tử Nam Bộ, Không chỉ là loại hình nghệ thuật độc đáo mà còn là nét đẹp văn hóa miền sông nước

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động vất vả của người dân vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.

     Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng thông qua thực hành và sáng tạo nghệ thuật, trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng, biến hóa lòng bản theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ. Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và ghi ta, đã được “cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn ghita được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.

       Người nắm giữ và thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ gồm: người dạy đàn (còn gọi là Thầy đờn), là người có kỹ năng, kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy chơi các nhạc cụ; người đặt lời (còn gọi là Thầy tuồng), là người nắm giữ tri thức và có khả năng, kinh nghiệm sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (còn gọi là Thầy ca), là người nắm giữ tri thức, thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến láy; người đờn – còn gọi là Danh cầm; và, người ca – còn gọi là Danh ca. Những nghệ nhân bậc thầy nổi tiếng, như ông Nguyễn Quang Đại (nghệ danh là Ba Đợi) hay ông Lê Tài Khị (nghệ danh là Nhạc Khị) được coi là Hậu tổ, sau khi mất đã được cộng đồng tôn vinh, lập đền thờ, học trò hương khói thường xuyên.

Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ), là một trong những bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của Đờn ca tài tử, được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, … đến nhịp 64.

Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục…

Loại âm nhạc này đúng ra là loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ. Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh,  thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.

Nhạc cụ trong “Đờn ca tài tử” gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao)…

Ban nhạc thường dùng 5 nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.

Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.

Một số người nói rằng từ “tài tử” có nghĩa là nghiệp dư. Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ thuật để kiếm kế sinh nhai, mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.

Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.

Đờn ca tài tử sử dụng dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt, đàn tranh, song lan (nhạc cụ bằng gỗ để gõ nhịp) hoặc cả Ghita lõm.

Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian sau thu hoạch. Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm trăng sáng…

Đờn ca tài tử Nam Bộ có nét đẹp nghệ thuật đọc đáo. Cũng giống như nhiều thể loại nhạc dân gian khác, đờn ca tài tử cũng bắt nguồn từ cuộc sống thường nhật. Nhờ đó mà nó gây được xúc cảm, nó dân giã và gần gũi với cuộc sống một cách kỳ lạ.. Bây giờ ở đâu, lúc nào, người dân Nam Bộ cũng tự hào về tài sản tinh thần chung của người dân miền sông nước – đờn ca tài tử. Bởi đó chính là tiếng lòng của họ, bởi nó được nuôi dưỡng qua biết bao nhiêu thế hệ con người. Nó lớn lên, được vun đắp tình thương, được nhiều thế hệ vun vén và xây đắp. Họ nói những âm điệu quê hương ấy đã chảy trong huyết quản của họ để thành “máu đờn ca”. Nghe bạn ca, ai cũng có thể gật gù theo tiếng song loan gõ nhịp, thưởng thức cung bậc bổng trầm, cảm câu ca, chữ nhạc và đánh giá tổng hòa bằng lời suýt soa: “mùi quá”, “đã quá” hoặc cười xòa khi người thể hiện bị lỡ nhịp. Ở miền tây hầu như ai cũng biết ca tài tử, tối thiểu cũng 1 câu vọng cổ, từ người già đến trẻ em, ai cũng biết ca, và thích nghe, bởi câu vọng cổ đã ăn sâu vào tiềm thức con người từ tấm bé qua tiếng hát ru của mẹ.

Không khó để người ta có thể thưởng thức được những điệu đờn ca tài tử khi đến với miền Tây sông nước. Đến đây, đi ở ngoài đường, thỉnh thoảng ta vẫn có thể nghe một câu vọng cổ vang vọng đâu đó, ngồi trên sông cũng có thể nghe vài điều đờn ca tài tử vọng lại. Vào những đêm trăng sáng, ở các miệt vườn, các bến tàu, bến thuyền, chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó những đội diễn đờn ca tài tử của người dân miền Tây. Nó giống như một nét văn hóa đặc trưng, một nếp sinh hoạt thường ngày của con người miền sông nước vậy. Đối với họ, đó là một lối sống. Có thể nói, đối với người dân miền Tây, tình yêu với bộ môn nghệ thuật này đã thấm vào máu thịt.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan