7 môn phái mà Kim Dung đã đưa lên tầm huyền thoại

7 môn phái mà Kim Dung đã đưa lên tầm huyền thoại
Theo Kim Dung, Thiếu Lâm là đệ nhất phái, Cái Bang là đệ nhất bang hội, Minh Giáo là đệ nhất giáo.

Đây là môn phái được nhắc nhiều nhất trong các bộ kiếm hiệp của Kim Dung. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đạt Ma sư tổ đã vượt sông Trường Giang đi đến chùa Thiếu Lâm. Tại đây, ông đã thiền định trong chín năm liền. Thiếu Lâm nổi tiếng với chiêu Dịch Cân kinh, La Hán thập bát thủ.

Tảo Địa Tăng.
Tảo Địa Tăng.

Hư Trúc, Giác Viễn đại sư, Phương Chấn đại sư, Tảo Địa Tăng đều là những nhân vật nổi trội xuất thân từ phái Thiếu Lâm. Đặc biệt, Tảo Địa Tăng là vị sư duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự. Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục, ông đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa hai nhà.

Võ Đang

Môn phái này do Trương Tam Phong sáng lập, ông là một nhân vật có thật thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, ông đã xuất hiện lần đầu trong bộThần điêu đại hiệpkhi mới 14 tuổi. Ông đã đi theo giúp việc cho Giác Viễn đại sư trong chùa Thiếu Lâm và học được một phần Cửu Dương Thần Công. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã sáng tạo võ thuật mới và xây dựng nên phái Võ Đang.

Trương Tam Phong trong phim Ỷ thiên đồ long ký.
Trương Tam Phong trong phim Ỷ thiên đồ long ký.

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung từng nói rằng: “Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi.” Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, võ công đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số một thiên hạ.

Trương Tam Phong và Võ Đang thất hiệp.
Trương Tam Phong và Võ Đang thất hiệp.

Trong những năm cuối đời, ông còn sáng tạo ra môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm vô địch thiên hạ. Nguyên lý của 2 môn võ học này hoàn toàn tương phản với võ học đương thời là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy chậm đánh nhanh. Một trong những đặc điểm nổi bật của môn võ này là mượn sức của đối thủ để đánh ngược lại đối thủ.

Minh Giáo

Là một giáo phái xuất xứ từ Ba Tư, sau được lưu truyền sang Trung Quốc thời nhà Đường. Tín đồ Minh giáo thường ít tiếp xúc với người đời nên luôn bị xem là tà giáo. Trong bộỶ Thiên đồ long ký, Trương Vô Kỵ đã vô tình học được tuyệt chiêuCàn khôn đại nã divà trở thành Giáo chủ của Minh Giáo. Với tinh thần nghĩa hiệp giúp yếu, luôn đối đầu với Mông Cổ, Minh Giáo đã không còn bị xem là tà đạo.

Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) là Giáo chủ Minh Giáo trên phim.
Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) là Giáo chủ Minh Giáo trên phim.

Minh Giáo có các đệ tử giỏi võ công như Tạ Tốn, Dương Tiêu, Phạm Dao, Ân Thiên Chính, Vi Nhất Tiếu, Ân Tố Tố- mẹ ruột của Trương Vô Kỵ… Tuy bề ngoài nhìn họ rất độc ác, nhưng trong thâm tâm họ lại thích giúp đỡ kẻ yếu thế.

Nga Mi

Quách Tương là con gái thứ hai của đại hiệp Quách Tĩnh – Hoàng Dung, nàng được mệnh danh là Tiểu đông tà. Một lần tình cờ, nàng gặp Giác Viễn đại sư và học được một phần nội công của Cửu Dương thần công. Sau đó, Quách Tương mang theo Ỷ Thiên kiếm đến núi Nga Mi lập phái. Đây là môn phái duy nhất chỉ có nữ giới mới được gia nhập.

Quách Tương do Lý Ỷ Hồng thể hiện trong Thần điêu đại hiệp TVB năm 1995.

Sự tồn tại của Nga Mi đã được nhà văn Kim Dung thổi phồng lên trong bộ tiểu thuyếtỶ Thiên đồ long ký,ông cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang,Nga Mi độc lập nhau về mặt kỹ pháp và luyện công.

Chu Chỉ Nhược do Cao Viên Viên thể hiện.
Chu Chỉ Nhược do Cao Viên Viên thể hiện.

Các đệ tử nổi bật của phái Nga Mi là Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù. Chu Chỉ Nhược đã luyện được môn Cửu Âm bạch cốt trảo.

Cái Bang

Truyện Kim Dung mô tả Cái Bang là một hội rất lớn của những người ăn mày yêu nước và chuyên làm việc nghĩa sáng lập. Theo Kim Dung, Cái Bang là bang hội đứng đầu, Thiếu Lâm là đệ nhất phái còn Minh Giáo là đệ nhất giáo. Lịch sử của phái Cái Bang có từ rất lâu đời, bang chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải.

Huỳnh Nhật Hoa trong vai Kiều Phong, phim Thiên long bát bộ.
Huỳnh Nhật Hoa trong vai Kiều Phong, phim Thiên long bát bộ.

Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào cóăn xin, nơi đó có đệ tử Cái Bang. Những đệ tử trong bang luôn thương yêu giúp đỡ nhau và đi theo chính nghĩa. Tuyệt học của Cái Bang là Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp. Chiêu Giáng long thập bát chưởng là một môn võ công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh… mới đạt tới đỉnh cao của nó.

Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.
Hồng Thất Công và Hoàng Dung từng là bang chủ Cái Bang.

Bang chủ nổi trội của Cái Bang là Kiều Phong, Du Thản Chi, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Gia Luật Tề, Kim Thế Di, Tô Khất Nhi.

Toàn Chân Giáo

Theo truyền thuyết, Vương Trùng Dương tu luyện tại núi Chung Nam và sáng lập phái Toàn Chân giáo. Sau khi nhà Nguyên xâm lấn Trung Quốc thì môn phái này cũng không còn xuất hiện trong truyện Kim Dung. Tuyệt chiêu của Toàn chân giáo có thể kể đến là Bắc đẩu thất tinh, Tiên thiên công, Không minh quyền, Song thủ hỗ bác. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm với hiệu là Trung Thần Thông.

Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.
Nghiêm Khoan trong vai Vương Trùng Dương.

Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là phục vụ xã hội, cứu giúp chúng sinh, tôn trọng sự thật. Với bản tính nghiêm khắc, Vương Trùng Dương đã truyền dạy võ công cho bảy đạo sĩ được gọi là Toàn Chân thất hiệp. Các đệ tử nổi trội của Toàn Chân Giáo là Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Châu Bá Thông, Dương Khang.

Lão ngoan đồng Châu Bá Thông (Lê Diệu Tường).
Lão ngoan đồng Châu Bá Thông (Lê Diệu Tường).

Đến những năm cuối đời, ông còn tiên đoán được khi ông chết thì Âu Dương Phong sẽ đến Toàn Chân giáo để cướp Cửu âm chân kinh. Vì thế, ông đã giả chết và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên Công, ông đã đánh bại Âu Dương Phong. Vương Trùng Dương đã phế bỏ môn võ Hàm Mô Công của Âu Dương Phong mà phải 20 năm sau, hắn mới khôi phục được.

Cổ Mộ

Lâm Triều Anhlà người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà là người yêu của Vương Trùng Dương – giáo chủ Toàn Chân Giáo. Vì không thể thành thân với người yêu, bà trở nên oán hận và lập ra môn pháiCổ Mộ ngay phía sau núi Chung Nam, bản địa của phái Toàn Chân. Do trong lòng bà vẫn luôn nhớ đến tình xưa nên đã khéo léo sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, một môn võ vừa để khắc chế vừa hỗ trợ võ công của Toàn Chân giáo.

Đổng Tuyền trong vai Lâm Triều Anh.
Đổng Tuyền trong vai Lâm Triều Anh.

Phái Cổ Mộ chỉ nhận đệ tử là nữ nhi nhưng Tiểu Long Nữ đã nhận chàng trai lém lỉnh Dương Quá làm đệ tử. Cả hai sư trò đã phát huy võ học của Lâm Triều Anh và luyện thành Ngọc Nữ kiếm pháp với tuyệt chiêu Song kiếm hợp bích.

Tiểu Long Nữ - Lý Nhược Đồng và Dương Quá - Cổ Thiên Lạc.
Tiểu Long Nữ – Lý Nhược Đồng và Dương Quá – Cổ Thiên Lạc.

Đệ tử nổi trội là Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Lý Mạc Sầu và cô gái họ Dương- được xem là truyền nhân của Dương Quá. Cô gái xuất hiện trong bộỶ Thiên đồ long ký, cô đã giúp đỡ con gái của bang chủ Cái Bang – Sử Hồng Thạch, đồng thời cũng ra tay giúp Trương Vô Kỵ những lúc rất khó khăn. Võ công của cô cao hơn Chu Chỉ Nhược gấp mấy lần.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan