Trường hợp CEO Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch sẽ xử lý ra sao?

Trường hợp CEO Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch sẽ xử lý ra sao?

Trường hợp nếu bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch và cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định phạm tội, bản thân bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý.

Liên quan đến vụ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng bị cơ quan điều tra TP Hồ Chí Minh khởi tố và tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự, nhiều độc giả thắc mắc trong trường hợp nếu bà Hằng mang 2 quốc tịch thì sẽ bị xử lý thế nào?

TS. Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội) giải đáp, trước tiên theo Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) quy định: Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động TTHS trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động TTHS đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp CEO Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch sẽ xử lý ra sao?
HÌnh ảnh bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan điều tra tối hôm qua

Trường hợp, người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người có 2 quốc tịch mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam đến mức có thể xử lý hình sự thì sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam để xử lý.

Người Việt Nam phạm tội mang 2 quốc tịch, trước hết vẫn được xác định là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội.

Trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch và cơ quan công an có đủ căn cứ xác định phạm tội và bản thân bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý.

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan