Nếu không muốn trở thành người “khó tính” khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây

Bởi vì bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều món bánh nổi tiếng mà mình ăn đều gần như không đúng “chuẩn”.

Thuận theo xu hướng toàn cầu hoá, các nền văn hoá trở nên dễ tiếp cận hơn và một trong số những mảng trở nên phổ biến nhất là ẩm thực. Cụ thể là những món bánh ngọt mà ngày xưa ta chỉ có thể xem trên các bộ phim châu Âu giờ đã được bán ở rất nhiều nơi. Tuy vậy, có một sự thật là những phiên bản đó chưa chắc đã “chuẩn vị” như bản gốc. Mỗi món bánh đều có những yêu cầu cụ thể công thức, những yêu cầu này là điều cơ bản để làm nên các món ấy. Song vì nhiều lý do mà các món chúng ta thường ăn đã bị thay đổi ít hoặc nhiều. Nếu không muốn trở nên “khó tính” và “xét nét” khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì có lẽ bạn không nên đọc bài này đâu đấy!

Macaron

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 1.

Macaron có lẽ là một trong số những món bánh phổ biến nhất hiện nay, với nhiều loại nhân, nhiều phiên bản và đặc biệt là cực kì được phái nữ ưa chuộng. Thời gian gần đây, Macaron thậm chí còn gần như chẳng thua kém socola, hoa hồng và các món ngọt khác trong việc làm quà tặng cho các cô gái. Ấy là nhờ vào ngoại hình xinh xắn và bắt mắt. Macaron được bán rất nhiều và với giá rất đắt, có thể từ 15k – 40k một chiếc. Đắt là thế nhưng có đôi khi, những chiếc macaron này lại chẳng thoả mãn những yêu cầu rất cơ bản: phải có lớp vỏ mỏng, mịn và giòn như vỏ trứng bên ngoài, sau đó là một lớp gần như meringue (lòng trứng đánh bông cứng lên) và phải đó hai cái “đế” (foot). Ngoài ra, macaron không quá cứng mà chỉ giòn vừa phải, lớp vỏ sẽ dễ dàng vỡ khi cắn nhẹ.

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 2.

Đặc biệt, macaron không được vì lý do gì mà có vết nứt, vết rạn hoặc các dấu vết mất thẩm mĩ. Đây không phải là ta “khắt khe”, nhưng giá macaron thường cao đến như vậy là vì công đoạn vất vả cũng như yêu cầu cao với ngoại hình. Sẽ thiệt thòi cho ta nếu trả khoảng 20k – 30k cho một chiếc bánh “sứt sẹo” nhỉ?

Tiramisù

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 3.

Tiramisù là loại bánh vô cùng nổi tiếng đến từ nước Ý. Đây là món bánh ngon với cách làm tương đối đơn giản, có khi chẳng cần dùng đến lò nướng nên hiển nhiên là có rất nhiều nơi phục vụ món này. Song, có một sự thật là chẳng mấy ai ăn được tiramisù truyền thống “chính chủ” nước Ý. Có quá nhiều phiên bản tiramisù trên khắp thế giới đến mức hiếm ai nhớ đến phiên bản truyền thống, tuy nhiên các thợ làm bánh nổi tiếng ở Ý luôn khắt khe với những yêu cầu cơ bản sau: Cốt bánh phải được làm từ lady finger (bánh ngón tay) của Ý, chứ không phải bánh bông lan như nhiều phiên bản thường thấy. Bánh lady finger này phải được ngâm trong cà phê esspresso và ít rượu nấu ăn cho mềm ra.

Nếu không muốn trở thành người "khó tính" khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 4.
Nếu không muốn trở thành người "khó tính" khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 4.

Bánh lady finger.

Tiramisù “chuẩn” sẽ hơi nghiêng ngả, không cứng, không tự đứng vững được (vì cốt bánh và kem cheese quá mềm), chẳng thế mà tiramisù còn có nghĩa là “xin đỡ tôi dậy (please pick me up)”. Vậy nên bạn gần như sẽ luôn thấy tiramisù ở các nhà hàng Ý được đặt trong cốc, hộp, ly đựng chứ hiếm khi tự đứng sừng sững “hiên ngang” trên đĩa như các phiên bản ta thường thấy.

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 5.

Bánh lady finger được ngâm trong cà phê espresso.

Black forest

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 6.

Món bánh “khu rừng đen” đầy hấp dẫn và có phần bí ẩn này là món bánh có xuất xứ từ nước Đức, còn có tên tiếng Đức là Schwarzwälder Kirschtorte. Nhiều người cho rằng cái tên rừng đen này ý chỉ socola đen, và vì thế nên dẫn đến ngộ nhận rằng black forest chỉ cho socola làm chủ đạo. Thế nhưng trong thực tế, black forest có một nguyên liệu không thể thiếu trong cốt bánh, ấy chính là kirschwasser (nước anh đào). Kirshwasser là một dạng nước ngâm quả anh đào lên men cần phải có trong black forest. Trong thực tế, người Đức đã đặt ra luật là black forest phải có kirschwasser thì mới được gọi là black forest. Đây là nguyên tố làm nên độ ẩm, sự đậm đặc trong bánh, khiến black forest của người Đức khác hẳn bánh socola bình thường.

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 7.

Các món bánh khác chúng ta thường ăn hầu như chỉ có quả anh đào ngâm đường trang trí, hoặc mứt anh đào chứ không có loại kirschwasser này.

Bánh su kem

Nếu không muốn trở thành người khó tính khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 8.

Choux à la crème hay bánh su của Pháp, hay còn gọi là cream puff, thường bị nhầm thành một phiên bản “giản thể”, đơn giản hơn. Nhiều thợ làm bánh Pháp chuyên nghiệp xem phiên bản đơn giản hơn này là phiên bản “lười biếng” của bánh su chính gốc vì một lý do: whipping cream.

Trong khi nhân bánh su kem Pháp phải là loại nhân custard mềm dẻo, thơm mùi trứng, bơ và được nấu công phu thì nhân bánh của version đơn giản là kem tươi đánh bông (thêm đường hoặc mứt). Tuy nhiên, version này lại nổi tiếng đến mức nhiều người nhầm lẫn nó với choux thật sự, đến mức mà người Mỹ đôi khi còn hay đùa rằng, cắn vào bánh choux, để rồi nhận ra whipping cream bên trong đúng là “cú lừa” kinh khủng nhất.

Nếu không muốn trở thành người "khó tính" khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 9.
Nếu không muốn trở thành người "khó tính" khi đi ăn bánh ngọt kiểu Tây thì đừng đọc bài sau đây - Ảnh 9.

Nhân custard (trái) và nhân whipping cream (phải).

 

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan