Điểm danh những cái tên vàng trong làng “lừa tình” của ẩm thực Việt

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Người ta nói “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, và có lẽ điều này cũng áp dụng cho phương diện ẩm thực, bởi vì đôi khi chỉ một cái tên nhưng lại được ông bà ta dùng để gọi nhiều món thoạt nghe có vẻ “không được liên quan” cho lắm. Hãy cùng điểm qua một số những cái tên trong ẩm thực Việt dễ khiến người ta hoang mang sau đây:

Bánh đa

Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 1.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 1.

Bánh đa nướng (trái) và bánh đa cua (phải).

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.

Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Chè

Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 2.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 2.

Chè lam (trái) và các loại chè nước phổ biến (phải).

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp… Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt…

Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà – được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi.

Nem

Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 3.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 3.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 3.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 3.

Tất thảy những món thoạt nhìn “chẳng liên quan” này vậy mà đều được gọi bằng “nem” đấy.

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men. Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ “nem” với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng… bối rối.

Gỏi

Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 4.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 4.
Điểm danh những cái tên vàng trong làng "lừa tình" của ẩm thực Việt - Ảnh 4.

Gỏi vừa là món trộn chua, vừa là món sống, hay thậm chí là món cuốn.

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi “bất di bất dịch”, đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me…). Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ “gỏi” có lẽ vẫn sẽ mãi “mông lung” như thế.

 

 

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan