Dân mạng lên án dữ dội với cái kết trong MV của Sơn Tùng, “không thể đứng ngoài và mặc kệ dòng chảy của đời sống”

Dân mạng lên án dữ dội với cái kết trong MV của Sơn Tùng, "không thể đứng ngoài và mặc kệ dòng chảy của đời sống"

Cái kết tiêu cực này đã và đang làm nhiều người lớn lo lắng. Và những đứa trẻ – rất nhiều trong số đó là fan của Sơn Tùng, khi xem MV này, sẽ nghĩ sao? Chúng ta không thể nói rằng đó chỉ là 1 sản phẩm âm nhạc. Vì từ âm nhạc ra ngoài đời sống, khoảng cách ngắn ngủi lắm.

Ngày hôm qua, MV được mong chờ nhất của ngôi sao lớn nhất VPop – Sơn Tùng M-TP đã ra mắt. Đó là bài hát đánh dấu lần đầu tiên Sơn Tùng hát và sáng tác hoàn toàn bằng tiếng Anh. MV cũng kể lại một câu chuyện thật buồn, về một cậu bé bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu và thấu cảm của những người xung quanh, để rồi trở thành một thiếu niên giận dữ, đau khổ và cô đơn. Kết thúc MV, Sơn Tùng chạy trốn khỏi tất cả mọi thứ, đứng trước vực sâu, rơi một hàng nước mắt và quyết định nhảy xuống dưới.

Tôi xem xong, hoàn toàn sững sờ và không lí giải được – cách kết thúc này – thể hiện được điều gì trong thông điệp tưởng như rất tích cực mà Sơn Tùng muốn truyền tải ở Thông cáo báo chí, rằng, “hãy chiến đấu” và “đừng lùi bước”. Nhưng tôi chỉ biết rằng, cảnh kết ấy – làm nhiều người lớn lo lắng. Những đứa trẻ – rất nhiều trong số đó là fan của Tùng, xem MV này, và nghĩ sao?Dân mạng lên án dữ dội với cái kết trong MV của Sơn Tùng, "không thể đứng ngoài và mặc kệ dòng chảy của đời sống"

Chúng ta không thể nói rằng, đó chỉ là 1 sản phẩm âm nhạc, vì từ âm nhạc ra ngoài đời sống, khoảng cách ngắn ngủi lắm. Và fan hâm mộ thần tượng, bắt chước thần tượng, vốn dĩ không phải là điều gì mới nữa rồi. Cũng vì thế, nên mới có hệ thống Rating giới hạn độ tuổi đối với các sản phẩm nghệ thuật có yếu tố nhạy cảm, gây sốc, hay dễ tác động tiêu cực đến độ tuổi thanh thiếu niên.

Có rất nhiều những câu chữ văn hoa có thể được dùng để giải thích cho cái kết này. Rằng đó là một thanh niên cô đơn, đó là một người đã chống chọi quá lâu với nỗi đau, đó là một cậu bé phải chịu sự hắt hủi của cuộc đời, sự giải thoát đến như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta hãy… vân vân và vân vân. Nhưng việc dùng sản phẩm, kể một câu chuyện về việc tự hủy hoại bản thân hay lựa chọn cách kết thúc tiêu cực – không bao giờ là một việc làm được khuyến khích. Chẳng lẽ với cái kết này, Sơn Tùng muốn nói rằng nếu cuộc đời có ghẻ lạnh với bạn, nếu bạn có một tuổi thơ bất hạnh và khổ đau, thì việc bạn quyết định buông bỏ cũng là điều dễ hiểu. Một sự trả thù đời? Concept về sự ra đi của nhân vật chính được cài cắm từ những giây đầu của clip, khi Tùng mặc chiếc áo Nirvana ngồi trên xe. Hãy nhớ rằng, Kurt Cobain – huyền thoại của Nirvana, đã tự kết liễu đời mình ở tuổi 29 bằng một phát súng. Khó mà nghĩ một kịch bản hay ý nghĩa nào khác ẩn chứa sau những cảnh quay, bởi mọi thứ đơn giản và hiển hiện trước mắt theo một cốt truyện rất rõ ràng. Và tất cả đều mang đến một thông điệp quá đỗi tiêu cực.

Sơn Tùng không thể nói: Là một người nghệ sĩ, anh có thể sử dụng sự sáng tạo của mình để kể câu chuyện mình muốn kể, theo góc nhìn của riêng mình. Tùng nên nhớ rằng, trước khi sáng tạo, anh phải ý thức được vị trí của mình cũng như những khán giả đang đón nhận sản phẩm từ anh. Một bộ phim hay sản phẩm âm nhạc lấy những xúc cảm tiêu cực và tự tử làm chất liệu vốn không phải là hiếm trên thị trường, nhưng nó không dành cho số đông. Ở nước ngoài, tất cả những sản phẩm có nội dung liên quan đến hình ảnh bạo lực, tự hủy hoại bản thân hay tự tử đều được thông báo trước để khán giả quyết định mình có nên xem tiếp hay không. Chưa nói đến việc, sẽ có một hệ thống Rating kỹ càng độ tuổi được phép tiếp cận những nội dung như thế. Với số lượng fan nhỏ tuổi đông vào hàng nhất nhì trong showbiz Việt Nam, có thể nói đây là một sự bất cẩn và có phần thiếu trách nhiệm của Tùng. Việc tung ra một sản phẩm ẩn chứa quá nhiều thông điệp tiêu cực và dữ dội có thể tác động tới tâm hồn non nớt của nhóm fan đông đảo. Đồng ý là đâu đó, những người mang trong mình vấn đề tâm lý có thể tìm thấy sự thấu hiểu và đồng cảm từ MV này. Nhưng còn những fan nhỏ tuổi, thiếu vốn sống và chưa trưởng thành hết về mặt nhận thức? Các em vốn coi Tùng là thần tượng và sẽ nhìn về những khó khăn, những bất đồng trong cuộc sống thế nào sau những hình ảnh tiêu cực trong MV?

Năm 1774, đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Nỗi Đau Của Chàng Werther. Đó là một cuốn tiểu thuyết như bao cuốn tiểu thuyết khác, đơn giản là một câu chuyện buồn bã về bi kịch cuộc đời một chàng trai có tên Werther khi không thể đến với người mình yêu, và rồi tự kết liễu đời mình bằng một khẩu súng ở đoạn kết. Goethe chẳng thể ngờ, cuốn sách này rồi đây sẽ đi vào lịch sử không chỉ là một tác phẩm đáng nhớ trong sự nghiệp của ông, mà còn được người ta nhớ đến vì nó gắn liền một hiện tượng bi thương.

Sau khi cuốn sách được ra mắt, cuộc đời và cái kết đau khổ của Werther tạo ra một làn sóng tự sát kéo dài trong suốt 200 năm. Rất nhiều nạn nhân lựa chọn cách ra đi với bộ đồ y hệt như Goethe đã tả Werther trong truyện: áo khoác tailcoat xanh lam, quần nhung vàng, rồi tự tử bằng một khẩu súng và thậm chí còn để lại hiện trường cuốn tiểu thuyết. Làn sóng tự tử trở nên mạnh mẽ đến mức, ở nhiều thành phố lớn tại châu Âu thời đó, người ta đã phải cấm phát hành, tịch thu và tiêu hủy cuốn sách. Cho đến tận bây giờ, “hiệu ứng Werther” vẫn được sử dụng rộng rãi như một cách nói về xu hướng bắt chước tự tử một cách mù quáng.

Câu chuyện về hiệu ứng Werther cho chúng ta một cái nhìn rất rõ ràng về xu hướng cực đoan có thể dễ dàng lây lan ra sao khi ý tưởng về nó được lan truyền một cách rộng rãi. Dĩ nhiên là, với tâm lý bất ổn và trầm cảm kéo dài, sự mong manh khi đối diện với những vấn đề trong cuộc sống có thể đưa một người đến với những quyết định sai lầm. Nhưng con người thường có xu hướng bắt chước thần tượng của mình, và khi thần tượng đưa cho họ một cơ hội để tiếp cận đến với suy nghĩ tiêu cực, con người được gieo vào đầu nghĩ rằng “việc này là hoàn toàn có thể” bởi thần tượng của họ cũng làm vậy.

Trong quá khứ, đã có không ít những làn sóng đáng buồn mà người hâm mộ chọn cách giải quyết tiêu cực theo thần tượng. Ngày 1/4/2003, ngôi sao hàng đầu châu Á – Trương Quốc Vinh đã tự kết liễu cuộc đời mình. Người ta thống kê rằng, 3 tháng trước vụ việc, số người tự tử ở Hongkong là 99 người. Nhưng sau thời điểm tháng 4 đó, đã có 131 người tự tử, tức là tăng đến 32%. Đã có không ít những bức thư tuyệt mệnh mà trong đó, lý do của người ra đi là bởi Trương Quốc Vinh.

Nỗi buồn vì thần tượng ra đi không hẳn là thứ khiến người hâm mộ lựa chọn việc đi theo thần tượng của mình. Một cách nguy hiểm, việc tự tử – thông qua người nổi tiếng – trở nên “thi vị” hơn với số đông. Thời điểm Trương Quốc Vinh qua đời, người ta gọi tên cái chết của anh bằng đủ mọi mỹ từ, lãng mạn hóa sự ra đi đầy đau khổ của anh và gián tiếp “truyền cảm hứng” cho rất nhiều người trẻ tuổi vốn đang có tâm lý bất ổn. Bằng lăng kính và ngôn từ nghệ thuật, họ tưởng rằng cái chết cũng có thể trở nên đẹp đẽ. Và với những người trẻ đã và đang trải qua những áp lực về tâm lý và cuộc sống, việc một người nổi tiếng mà họ thần tượng có hành động tự tử, hoặc nói về tự tử – khiến họ bình thường hóa cái chết, đưa khái niệm tự tử đến gần hơn với tâm trí vốn nhạy cảm của họ.

Sơn Tùng cũng có thể nói rằng việc một ngôi sao tự kết liễu cuộc đời rất khác với một MV dùng để kể câu chuyện qua lăng kính của một người lựa chọn ra đi. Hai câu chuyện mang đến hai sự ảnh hưởng khác nhau, hoàn toàn không liên quan. Nhưng khi đặt khán giả vào vị trí người dõi theo câu chuyện của nhân vật chính rồi đưa ra một giải pháp tiêu cực để kết thúc, cũng là lúc Tùng bình thường hóa ý niệm tự tử theo tuyến tính của câu chuyện, cũng như trong cảm nhận người xem. Và đó là một việc làm nguy hiểm.

Với các fan nhỏ tuổi, việc đưa một kết thúc như vậy không khác nào cho các em sự đồng cảm về suy nghĩ với quyết định của nhân vật, thay vì cảm thấy sợ hãi hoặc có niềm tin vào cuộc đời phía trước. Nếu không muốn nói rằng, các em cũng có thể sẽ tin vào việc phải tự giải thoát, phải buông bỏ bởi cuộc đời quay lưng với mình và sẽ chẳng có lối thoát nào cho bản thân.

Có thể ai đó cũng sẽ nói, liên kết giữa những hiện tượng trong đời sống với MV của Tùng, hai chuyện này thật không liên quan, vì ý tưởng một MV luôn được chuẩn bị hàng tháng, thậm chí là cả năm trời. Và thật ra, từ trước đến nay, Sơn Tùng vốn không bao giờ đưa ra một bình luận, ý kiến hay động thái về bất cứ một vấn đề xã hội nào. Một mặt có thể hiểu rằng, Tùng – như đã chia sẻ trong những bài phỏng vấn trước đó – hoàn toàn muốn tập trung vào việc sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Và với vị trí của một ngôi sao có sức ảnh hưởng hàng đầu showbiz, bất cứ điều Tùng nói ra chắc chắn sẽ gây sự chú ý mạnh mẽ.Dân mạng lên án dữ dội với cái kết trong MV của Sơn Tùng, "không thể đứng ngoài và mặc kệ dòng chảy của đời sống"

Nhưng mặt khác, có lẽ sự thờ ơ đó đã khiến anh trở nên vô tâm với chính các fan nhỏ tuổi của mình. Một lẽ rất đơn giản, khi bạn là người của công chúng và đặc biệt khi bạn là một idol, mỗi hành động lời nói của bạn sẽ đến với hàng triệu bạn trẻ, thì vốn dĩ KHÔNG BAO GIỜ bạn được đặt mình đứng ngoài dòng chảy của đời sống đó.

Bạn PHẢI CÂN NHẮC VÔ CÙNG KỸ LƯỠNG đối với từng hình ảnh hay thông điệp trong sản phẩm của mình, PHẢI CÂN NHẮC về thời điểm ra mắt, và thậm chí, PHẢI NGHĨ RẰNG, cảnh kết thúc đó của MV có vô tình gợi nhắc đến nỗi đau nào không?

Bởi, hãy nhớ rằng Werther cũng chỉ là một nhân vật hư cấu. Và đôi khi, những đứa trẻ chỉ làm theo thần tượng của chúng mà thôi.

Xem thêm: Vừa có tin đồn hẹn hò Hồ Quang Hiếu, “Mợ chảnh” Lý Nhã Kỳ đã vội phủ nhận

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan