Thanh niên chăn vịt 2k2 sống đời dân dã miền Tây: Kiếm tiền khó nên có cách quản lý đặc biệt

Thanh niên chăn vịt 2k2 sống đời dân dã miền Tây: Kiếm tiền khó nên có cách quản lý đặc biệt

Cuộc sống ở quê tuy yên bình không bon chen, nhưng cái giá phải trả không phải ai cũng đủ sức gánh!

Lê Tuấn Khang (2002, Sóc Trăng) tự gọi mình là “tíc tóc cơ bất đắc dĩ” dù đang sở hữu kênh có 1,6 triệu người theo dõi và hàng chục triệu lượt xem. Những clip được Tuấn Khang quay lại thường xoay quanh cuộc sống dân giã ở miền Tây sông nước – cái mà bao người “ước cũng khó có được”. Nội dung về quê của Khang nhận được 31 triệu lượt yêu thích.

Thanh niên chăn vịt 2k2 sống đời dân dã miền Tây: Kiếm tiền khó nên có cách quản lý đặc biệt
Lê Tuấn Khang (2002, Sóc Trăng)

Tuy vậy, câu chuyện mà Tuấn Khang chia sẻ có thể sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ khác đi về xu hướng “bỏ phố về quê” đang rầm rộ trong giới trẻ.

Lên phố làm 20 tiếng/ngày, tiết kiệm từng đồng
Lớn lên ở miền quê có ít cơ hội để phát triển, Tuấn Khang đã không có cơ hội để đi học như bao người: “Từ nhỏ mình đã nghỉ học sớm và theo ba mẹ chăn vịt. Nhưng ba mẹ thấy cực quá nên lại kêu lên TP.HCM để làm công ty gỗ”. Chặng đường xa quê này cũng khiến một người trẻ như Khang bắt đầu tự mưu sinh ở thành phố lớn.

“Công việc tay chân từ nhẹ đến nặng, cái nào mình cũng từng làm qua rồi. Nhưng công việc làm nhiều nhất là ở công ty gỗ. Ban ngày làm ở xưởng, ban đêm thì chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm tiền”.

Thời điểm đó, một ngày công của Khang kiếm được 290k. Chạy xe ôm thì kiếm được khoảng 170k/ngày nữa. Với mức thu nhập 480k/ngày, sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt thì cậu bạn để dư được khoản 350k. Đây cũng là số tiền vất vả kiếm, rồi phải tiết kiệm từng li từng tí mới có được.Thanh niên chăn vịt 2k2 sống đời dân dã miền Tây: Kiếm tiền khó nên có cách quản lý đặc biệt

Thanh niên chăn vịt 2k2 sống đời dân dã miền Tây: Kiếm tiền khó nên có cách quản lý đặc biệt
“Tại mình không chịu học nên bây giờ phải đi làm thuê cực như thế.” (Ảnh NVCC)

Khang chia sẻ về một ngày làm việc tận gần 20 tiếng để mưu sinh: “Dậy từ 3h30 sáng chạy xe để được nhiều chuyến nhất. Đến khoảng 8h30 quay về công ty gỗ và làm việc đến 4h30 chiều. Sau đó nghỉ ngơi 1 chút rồi lại xách xe để chạy. Chở khách loanh quanh Sài Gòn đến khi đường sá thưa thưa thì mình về nhà tắm rửa rồi ăn cơm. Lúc đó cũng ngót cũng 11h đêm rồi. Cuộc sống như thế lặp đi lặp lại suốt 2 năm trời. Ba mẹ thấy cực quá nên bảo mình về quê. Khoản tiền chi ra mỗi ngày cũng chỉ có tiền ăn vài chục ngàn cho ổ bánh mì và suất cơm đơn giản”.

Làm thêm đủ nghề nên khiến Khang càng thấm thía: “Tại mình không chịu học nên bây giờ phải đi làm thuê cực như thế”.

Kiếm tiền ở quê cũng đuối lắm, có bao nhiêu là quấn vào bọc nilon cất kỹ
Sau đợt dịch 2022, Tuấn Khang trở về quê và phụ ba mẹ chăn đàn vịt khoảng 3000 con. Trong lúc rảnh rỗi quá, cầm máy lên “quay chơi chơi rồi up”. Ấy vậy mà nhận được sự quan tâm của phần đông khán giả. “Thấy anh chị thương mến” nên anh chàng cũng tiếp tục các chuỗi video về cuộc sống đơn giản ở quê. “Trở thành tíc tóc cơ bất đắc dĩ thôi, chứ mình cũng chưa có định hướng gì nhiều với nghề này!”.

Chính nghề này mang đến cho Tuấn Khang nhiều cơ hội kiếm tiền mới. Nhưng vì hiểu rõ được tiền khó kiếm ra sao, nên anh chàng không bất chấp để kiếm tiền. Dù là một nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội được nhiều người yêu mến, mức thu nhập của Tuấn Khang “vẫn chỉ ngang ngửa lúc làm lao động chân tay thôi”.

Vậy nên Tuấn Khang cũng bày tỏ quan điểm: “Còn trẻ, còn khỏe thì cứ đi làm chứ về quê như mình thì ban đầu cũng không có tiền đâu. Chỉ là không ngừng nỗ lực, cực lắm nên giờ mới có thể sống thong thả một chút” – Chỉ một chút thôi!

Khó khăn khi về quê cũng khiến Khang quay cuồng: Làm gì cũng một mình nên đuối lắm! Không chỉ công việc quay dựng, mà còn kiêm cả những công việc khác của gia đình. Nhưng vì đam mê nên vẫn hy sinh sức trẻ để đảm đương mọi chuyện.

Nỗ lực kiếm tiền rồi, Khang vẫn giữ mức chi tiêu như bình thường. Duy chỉ có cách giữ tiền là vô cùng độc đáo: “Quản lý tiền bạc thì dễ thôi. Mình quấn vào bịch nilon rồi đem giấu đi. Khi nào muốn chi tiêu hay mua cái gì, thì sẽ lấy ra rồi xài”.

Trải qua rất nhiều nghề, từ quê lên phố, rồi lại từ phố về quê, Khang luôn giữ cho mình một nguyên tắc: “Làm gì cũng được, miễn không hại ai! Nỗ lực hết mình rồi chắc chắn sẽ thành công”.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Bài Viết Liên Quan